BaByBoCongAnh
Chào Bạn Đã Đến Wới Forum BaByBoCongAnh.Taro.Tv
Chúc Các Bạn Có 1 Buổi Online Thật Vui Vẽ.
Admin "¤º°øMinh Nhậtøº°¤" "¤º°øBaByBồCoongAnhøº°¤"
Mời Bạn Đăng Kí Thành Viên !
Hoặt Đăng Nhập Vào Diễn Đàng !
BaByBoCongAnh
Chào Bạn Đã Đến Wới Forum BaByBoCongAnh.Taro.Tv
Chúc Các Bạn Có 1 Buổi Online Thật Vui Vẽ.
Admin "¤º°øMinh Nhậtøº°¤" "¤º°øBaByBồCoongAnhøº°¤"
Mời Bạn Đăng Kí Thành Viên !
Hoặt Đăng Nhập Vào Diễn Đàng !
BaByBoCongAnh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BaByBoCongAnh

Forum BoCongAnh
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 De Thi Hoa Hoc HK2 Lop 11

Go down 
Tác giảThông điệp
BaByBoCongAnh
Admin
BaByBoCongAnh


Tổng số bài gửi : 10
Reputation : 0
Join date : 18/10/2010
Age : 30
Đến từ : "~" Hậu Giang "~"

De Thi Hoa Hoc HK2  Lop 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: De Thi Hoa Hoc HK2 Lop 11   De Thi Hoa Hoc HK2  Lop 11 I_icon_minitimeMon Apr 25, 2011 8:53 pm


Câu 3: Hỗn hợp khí A gồm hidrocacbon X và H2 nung nóng có Ni, thu được khí B duy nhất, Đốt cháy 0,1 mol B tạo ra 0,3mol CO2. Biết VA=3VB (đo cùng điều kiện). công thức phân tử của X là:
A.C5H8
B.C2H4
C.C3H4
D.C3H6
Hướng dẫn: Dựa vào dữ kiện "0,1 mol B tạo ra 0,3mol CO2” ta suy ra A có 3C. Chỉ có C và D thoả. Với C3H4 + 2H2 à C3H6. Vì xúc tác là Ni nên có thể chuyển hoá ankin thành ankan mà không cần qua chất trung trung (anken). Các bạn không cần nắm phương pháp giải cũng có thể giải ra đáp án một cách nhanh nhất. Ngoài ra, các bạn xem thêm bài tập này trong SBT Hoá nâng cao 11 của NXB GD sẽ rõ hơn.

Câu 47: Từ 81 tấn tinh bột thì có thể điều chế được m tấn etanol. Hiệu suất của quá trình điều chế là 80%. Giá trị của m là
A.23,0 tấn

B.73,6 tấn
C.45,0 tấn
D.36,8 tấn
Hướng dẫn:
(C6H10O5)n------80%----à2 C2H5OH
162……………………………..2*46
81 tấn……………………………x
Vậy x= (81*2*46*80)/(162*100)=36,8 tấn.
Câu này thực ra cũng không có gì khó. Điểm mấu chốt chính là học sinh có nhớ được CT của tinh bột hay không? Nếu để ý, PT này cũng được đề cập trong phần điều chế ancol (SGK

Câu 4: Cho ankan A có tên gọi 3-etyl-2,4-đimetylhexan. Công thức phân tử của Al là:
A.C11H24

B.C8H10
C.C10H22
D.C8H18
Hướng dẫn: Sau khi vẽ mạch cacbon ta thấy có 10 C và chỉ toàn liên kết đơn. Nhớ đến CnH2n+2 và n=10

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nói về tính chất vật lí của anken?
A.Các anken từ C2 đến C4 là những chất khí
B.Tan nhiều trong nước.
C.Là những chất không màu.
D. Nhẹ hơn nước.
Hướng dẫn: Tính chất "không tan " là hầu hết đối với các chất hữu cơ


Câu 6: Để phân biệt dung dịch CH3CHO và dung dịch C2H5OH, người ta dùng
A.dung dịch NaOH
B. dung dịch AgNO3/NH3
C.quỳ tím
D. Na.
Hướng dẫn: Chỉ có CH3COH tác dụng được với AgNO3/NH3, tạo kết tủa Ag, còn ancol C2H5OH thì không có phản ứng đó.


Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn mg hỗn hợp gồm: CH4, C2H6 và C4H10 thu được 3,3g CO2, và 4,5g H2O.Giá trị của m là:
A.1,4g
B.1,8g
C.2g
D.1g
Hướng dẫn: Câu này quá dễ. m=mC+mH=(12*nCO2)+(mH2O/9)


Câu 8: Chất làm đỏ quỳ tím
A.HCHO
B.C6H5OH
C.C2H5OH
D.HCOOH
Hướng dẫn: Vì HCOOH là axit


Câu 10: Cho các ankan sau:
(1) CH3CH2CH2CH2CH3
(2) CH3CH2CH(CH3)CH2CH3
(3) (CH3)2CHCH2CH3
(4) (CH3)2CHCH(CH3)2.
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các ankan trên là:
A. (1)<(3)<(2)<(4)
B. (3)<(1)<(4)<(2)
C. (3)<(2)<(4)<(1)
D. (1)<(2)<(3)<(4)
Hướng dẫn:Ta chia thành 2 nhóm: mỗi nhóm có 2 chất là đồng phân của nhau
Nhóm 1: (1) và (3). Vì (3) có nhánh còn (1) không có nhánh, nên (1) có nhiệt độ sôi cao hơn (3).
Nhóm 2: (2) và (4). Vì (4) có nhiều nhánh hơn (2), nên (2) có nhiệt độ sôi cao hơn (4).
Một kiến thức rất quan trọng đã nói đến trong SGK" khi C tăng nhiệt độ sôi củng tăng". Do đó kết hợp lại ta được: Nhóm 1 có nhiệt độ sôi cao hơn nhóm 2.Cụ thể là.:(3)<(1)<(4)<(2).
Đây được xem là một câu khó, Cần phải suy luận, lập trình kiên cố mới có thể đến được đáp án.


Câu 11: Isopren khi cộng brôm theo tỉ lệ mol 1:1 có thể tạo bao nhiêu chất sản phẩm có cấu tạo khác nhau.A.4.
B.5
C.3
D.2
Hướng dẫn: Lượng sản phẩm cộng theo tỉ lệ 1:1 tối đa sẽ nhiều hon so với đien đối xứng:
CH2=CCH3-CH=CH2 +Br2 được
-Cộng 1,2: CH2Br-CCH3Br-CH=CH2
-Cộng 1,4: CH2Br-CCH3=CH-CHBr
-Cộng 3,4: CH2=CCH3-CHBr-CH2Br


Câu 12: Chọn phát biểu đúng:
A.O-xi hóa nhẹ ancol bậc II được anđêhit
B.Phenol có tính a-xit nhưng không làm đổi màu quỳ tím.
C.C6H5-CH2OH tác dụng được với dung dịch NaOH.
D.O-xi hóa nhẹ ancol bậc I được xeton

Câu 13: Định nghĩa nào sau đây đúng cho ankađien?
A.Có cấu tạo gồm 2 liên kết đôi.
B.Hydrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi trong phân tử.
C. Hydrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi liên hợp.
D.Hydrocacbon có công thức chung CnH2n-2.
Nhận xét: Đọc thoáng qua ta thấy câu nào uu4ng đúng nhưng, câu B là định nghĩa tốt nhất.

Câu 14: Cho 14g hỗn hợp 2 anken kế tiếp nhau đi qua dung dịch Brôm thấy phản ứng vừa đủ 320 g đ Brom 20%. CTPT của 2 anken:
A.C5H10 & C6H12
B.C2H4 & C3H6
C.C3H6 & C4H8
D.C4H8 & C5H10.
Hướng dẫn:
nBr2 phản ứng = n 2 anken=0,4 mol
Khối lượng trung bình=14n=14/0,4=35.
Suy ra:n=2,5. (n1= 2 , n2=3)
Công thức PT 2 anken: C2H4 & C3H6

Câu 15: X là ancol no đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, thu được 18g nước, tổng số nguyên tử C,H,O trong một phân tử X là.
A.12
B.15
C.9
D.16
Hướng dẫn:
CnH2n+1OH===>(n+1)H20
......0,2 mol.........1 mol....
Giải ra được n= 4.
CTPT ancol no mạch hơ đơn chức là C4H9OH. Rõ ràng có 15 nguyên tử trong một phân tử

Câu 16: Chọn câu phát biểu không đúng:
A. CH3-CHOH-CH3 là ancol bậc II.
B. 1mol C2H5OH tác dụng vừa hết với 1 mol Na.
C. Các ancol đa chức (poliol) đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
D.Các công thức chung của dãy đồng đẳng etanol là CnH2n+1OH.

Câu 17: Cho các câu sau:
a.Benzen thuộc loại ankan vì có khả năng tham gia phản ứng thế
b.benzen tham gia phản ứng thế dễ hơn ankan
c.Benzen có khả năng tham phản ứng thế dễ hơpn phản ứng cộng.
d.Các đồng đẳng của benzen làm mất màu thuốc tím khi đun nóng.
e. Các nguyên tử trong phân tử benzen cùng nằm trên một mặt phẳng.
Những câu đúng:
A.a,c,d,e
B.a,b,d,e
C.a,b,c,d
D.c,d,e

Câu 18: Chất tham gia phản ứng tráng gương là:
A.CH3-O-CH3

B.CH3CHO
C.CH3COOH
D.CH3OH
Câu 19: Một hỗn hợp 2 axít đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để trung hoà dung dịch này cần dùng 40ml dung dịch NaOH 1,25M. cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 3,68g hỗn hợp muối khan. Công thức của 2 xít:
A.Đáp án khác.

B.C2H5COOH & C3H7COOH.
C.CH3COOH & HCOOH & CH3COOH.
D.HCOOH & CH3COOH.

Câu 20: Để tinh chế etylen có lẫn etin có thể dẫn hỗn hợp đi rất chậm qua dung dịch (dư) nào sau đây?
A.Dung dịch Brôm.

B.Dung dịch KmnO4.
C.Dung dịch AgNO3/NH3
D.Dung dịch nước vôi trong


Câu 21: Cho m g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức tác dụng hết với HBr thu được 2 ankylbrômmua tương ứng có khối lượng gấp đôi khối lượng 2 ancol.Nếu phân hủy hết lượng ankybrommua trên để chuyển thành Br- và cho tác dụng với dung dịch AgNO3dư thì thu được 1,88g kết tủa AgBr, m có giá trị là:
A.1,63
B.0,603
C.0,63
D.0,063
Hướng dẫn: Đây cũng được xem một câu khó, nhưng nếu bình tĩnh thể cũng có thể được rất nhanh.
Sơ đồ hoá bài toán.
CnH2n+1OH__(giai đoạn 1)__CnH2n+1Br__(giai đoạn 2)__AgBrâ
……m g……………………………..2m………… …………….1,88g…..
…………………………………....0,01 mol………………....0,01 mol….
Ta thấy Từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2:
Khối lượng chất tăng (80-17)=63g.
Ta có phương trình: m+0,01*63=2m.Suy ra m=0,63g
Nhận xét: bài toán này cần phải dùng phương pháp tăng – giảm khối lượng, bảo toàn nguyên tố. Có lẽ câu này do cô Cúc đề nghị vào đề thi chăng?.
Câu này khá hay!!

Câu 22: Ba hidrocacbon đều là chất khí ở điều kiện thường. Khi phân hủy mỗi chất trên thành cacbon và hidro, thể tích khí thu được đều gấp 2 lần thể tích ban đầu.Chúng là:
A.C2H4, C2H6, C3H6.

B.C2H4, C3H4,C4H6.
C.CH4,C2H4,C2H6.
D.CH4,C2H4,C3H4

Câu 23: Đốt cháy một hỗn hợp hidrocacbon thu được 2,24 lít khí CO2(dktc) và 2,7g H2O. Thể tích oxi(đktc) tham gia phản ứng:
A.4,53 lít
B.5,12 lít
C.3,92 lít
D.2,48 lít.
Hướng dẫn: Dùng dịnh luật bảo toàn nguyên tố oxi để tính nhanh.

Câu 24: Dãy gồm các chất vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với NaOH là:
A.C6H5OH, CH3COOH, HCOOH.

B.C2H5OH, CH3OH, HCHO.
C.C6H5CH2OH,CH3OCH3, CH3CHO.
D.C2H5Cl, CH3COCH3, CH3CHO

Câu 25: Để điều chế etilen người ta đun nóng rượu etilic 95độ với dung dịch axít Sunfuric ở nhiệt độ 180độ C., hiệu suất của phản ứng đạt 60%, khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Thể tích rượu 95 độ cần đưa vào phản ứng để thu được 2,24l etilen (đktc) là:
A.9,85 ml

B.4,91 ml
C.10,08 ml
D.6,05 ml
Hướng dẫn:
C2H5OH---------60%-------C2H4
…0,1 mol…………....................…..0,1 mol
Khối lượng C2H5OH=0,1*46*(100/60)=23/3 gam.
Khối lượng dung dịch rượu etilic=(23/3)/0,8=115/12 ml
Thể tích rựợu 95 độ: (115/12)*(100/95)=10,08 ml

Câu 26: Thưốc nổ TNT (trinitrotoluen) là một hợp chất hữu cơ được điều chế:
A.Từ toluen, axít nitric đặc, axit sunfuric đặc.

B.Từ benzen, axit nitric đặc.
C.Từ Toluen, axit nitric đặc.
D.Từ toluen, axit nitric loãng

Câu 27: Cho các chất:
Số chất thụôc loại phenol là:

A.4
B.2
C.3
D.5


Câu 28: Cho các chất sau:
CH3-CH2-OH(1)
CH3CH2-O-CH3(2)
CH3-OH(3)
CH2OH-CH2OH(4)
CH2OH-CHOH-CH2OH(5).
Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo dugn dịch màu xanh lam là:
A.2
B.1
C.3
D.4
Hướng dẫn:
Điều kiện cần: Chất đó phải là ancol đa chức.
Điều kiện đủ: Nhóm OH trong ancol đính ở C kế tiếp nhau.
Suy ra: Chỉ có 2 chất là (4) và (5).
CH2OH-CH2OH(4): etylen glycol
CH2OH-CHOH-CH2OH(5): glyxerol(Đã được đề cập đến trong SGK).

Câu 30: Khi đun sôi hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH trong C2H5OH thấy thoát ra một chất khí không màu. Dẫn khí này đi qua ống nghiệm đựng nước Brom. Hiện tượng gì xảy ra?
A.Xuất hiện kết tủa trằng

B.Nước Brom có màu đậm hơn.
C.Có khí bay lên.
D.Nước brom bị mất màu
Nhận xét: câu này nằm trong đề thi Hoá HK2 năm rồi


Câu 31: Trung hoà 4,6gam một axitcacboxylic no đơn chức mạch hở cần vừa đủ 50 ml dung dịch NaOH 2M. Axit đã cho có tên là
A.axit proponic (CH3-CH2-COOH) M=74
B.axit acrylic (CH2=CH-COOH) M=72
C.axit fomic (HCOOH) M=46
D.axit axetic. (CH3COOH) M=60
Hướng dẫn:
RCOOH + NaOHàRCOONa+H2O
…0,1 mol….0,1 mol
M= 4,6/0,1=46 (HCOOH) axit fomic có trong con kiến.
Nhận xét: Bài toán này cũng chẳng cần làm cho mất thời gian. Lấy 4,6 chia lần lượt cho KLPT của mỗi chất, ta lấy đáp số nào cho số nguyên “ số đẹp”.

Câu 33: Benzyl Bromua có công thức:
A.C6H5CH2Br

B.C6H5Br
C.CH3C6H4Br
D.C6H5CHBrCH3

Câu 34: Khi cho luồng khí etylen vào dung dịch nước brom (màu nâu đỏ) thì xảy ra hiện tượng gì?
A.Tao kết tủa đỏ

B.Sủi bọt khí.
C.Không thay đổi gì.
D.Dung dịch mất màu nâu đỏ

Câu 35: Trong quy trình sản xuất benzen từ hexan có hiệu xuất là 40%. Để sản xuất 19,5kg benzen cần lượng hexan là.
A.8,60 kg

B.48,75 kg
C.21,50 kg
D.53,75 kg.

Câu 36:Chia hỗn hợp 2 andehit no mạch hở thành 2 phần bằng nhau. Đốt chất hoàn toàn phân 1 thu được 0,54g H2O. Phần 2 được cộng H2 tạo ra hỗn hợp A. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thể tích khí CO2(đktc) được tạao ra là:
A.0,112 lít

B.2,24 lít
C. Không xác định được vì thiếu dữ kiện.
D.0,672 lít

Câu 37: Hidrocacbon nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn là:
A.Axetilen

B.Etilen
C.Metan
D.Benzen

Câu 38: Các ankan không tham gia l;oại phản ứng nào sau đây?
A.Phản ứng tách

B.Phản ứng cộng.
C.Phản ứng Cháy.
D. Phản ứng thế

Câu 39: Có bao hiêu hidrocacbon không no mạch hở có cộng thức phân tử C4H6 và không có liên kết ba trong phân tử.
A.4
B.5
C.2
D.3

Câu 40: Những phân tử sau đây có thể có phản ứng trùng hợp.
1.CH2=CH2

2.CH///CH
3.CH2=CHCl
4. CH3-CH3.
A.1,2,3
B.1,3
C.1,2,3,4
D.3,2

Câu 41: Tách nước ancol X chỉ thu được 3-metyl-but-1-en. Cộng thức của X là:
A.CH3-CH2-CH2-CH2Oh

B.CH2OH-CH(CH3)-CH2-CH3
C.(CH3)2Ch-Ch2OH-Ch3.
D.(CH3)2CH-CH2-CH2OH

Câu 41:Cho 1.04g Stiren tác dụng với dung dịch Br2 dư thì khối lượng sản phẩm
hữu cơ tạo thành sau phản ứng là (Hiệu suất phản ứng là 80%).
A.1,464 gam
B.2,112 gam
C.1,83 gam
D.2,64 gam

Câu 42: Có thể phân biệt but-1-in và but-2-in bằng dung dung dịch.
A.KMnO4
B.Br2
C.AgNO3/NH3.
D.NaOH.

Câu 44: Butan tác dụng với Cl2 (as, tỉ lệ mol 1:1) thì số dẫn xuất monoclo tạo thành sau phản ứng là
A.1

B.3
C.4
D.2
Câu này cũng đang phân vân vì Butan + Cl2(as)à thì tạo 2 sản phẩm monoclo.
Nếu có 2-metylpropan (đồng phân của Butan) thì sản phẩm monoclo tất nhiên sẽ nhiều hơn 2

Câu 45: Phương trình phản ứng chứng tỏ tính axit của phenol yếu hơn axit H2CO3
A.C6H5ONa + H2O + CO2
à C6H5OH + NaHCO3

B.2C6H5ONa+ H2O + CO2 à 2C6H5OH + Na2CO3
C.C6H5OH + NaOH à C6H5ONa + H2O
D.C6H5OH + NaHCO3 à C6H5ONa + H2O + CO2

Câu 46: Chọn phát biểu đúng:
A.HCOOH tham gia phản ứng tráng gương.
B.CH3COCH3 làm phai màu dung dịch brom
C.CH3CHO không làm phai màu dung dịch brom
D.C2H5OH tác dụng với NaOH tạo C2H5ONa và H2O

Câu 48: Hidrocacbon thơm X có cộng thức phân tữ C8H10 tác dụng với Br2 trong trường hợp có Fe hay không có fe đều chỉ tạo một dẫn xuất monobrom duy nhất. X tên là:
A.1,3-đimetyl benzen

B.1,4-đimetyl benzen
C.etybenzen
D.1,2-đimetyl ben zen.
Hướng dẫn: các tên gọi thông thường
A.1,3-đimetyl benzen( m-xilen)
B.1,4-đimetyl benzen(p-xilen)
D.1,2-đimetyl ben zen.(o-xilen)
Về Đầu Trang Go down
http://babyboconganh.taro.tv
 
De Thi Hoa Hoc HK2 Lop 11
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BaByBoCongAnh :: BaByBoCongAnh :: Tông Hơp Ưng Dung Va Các Bài Văn :: Tông Hơp Các Bài Văn Lơp 11-
Chuyển đến